Tư vấn các phòng và trị bệnh ở gia cầm

0 nhận xét
 
Ảnh minh họa 
Tư vấn các phòng và trị bệnh ở gia cầm 
(Mic.gov.vn) - Chăn nuôi gia cầm từ lâu đã gắn bó với cuộc sống của bà con nông dân và giúp bà con thoát nghèo. Nhưng trong quá trình chăn nuôi không ít bà con gặp phải những lo lắng khi gia cầm có dấu hiệu lạ. Vì vậy, chuyên mục “Hỏi đáp trong ngày” hôm nay sẽ giải đáp các thắc mắc của bà con về các triệu chứng bệnh của gia cầm. 

Câu hỏi:
Chị  Phạm Thị Loan, Bắc Ninh, SĐT: 0974 024 911 hỏi: Gà 3 tuần tuổi, có một số con trong miệng chảy ra chất nhờn màu trắng, gà xù lông, sã cánh, khô chân, đi ngoài phân màu nâu, gà không đi lại được sau đó chết. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Trả lời:
Với biểu hiện của gà như chị Loan mô tả, theo PGS – TS Phạm Ngọc Thạch – Giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chẩn đoán gà đã mắc bệnh cầu trùng. Để điều trị bệnh cho gà, chị cần làm như sau:
- Dùng chế phẩm  COCCIDYL với liều 2 g/ 1 lít nước, dùng liên tục 3 ngày, nghỉ 2 ngày rồi dùng tiếp 2 ngày. Hoặc sử dụng  SG. TOLTRACOC 2,5%  với liều 1ml/1 lít nước uống, liên tục trong 2 ngày. Kết hợp với VITAMIN K, liều: 2g/1 lít nước uống để tăng hiệu quả điều trị.
- Bổ sung thêm VITAMIN C-SOL, liều 1g/2 lít nước uống hoặc ELECTROLYTE-C, liều lượng: 1g/1 lít nước uống để tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi bệnh.
-Trong thời gian điều trị bệnh, tiến hành sát trùng chuồng trại ngày 1-2 lần bằng 1 trong 2 chế phẩmPIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB.
Bệnh cầu trùng gà là một loại bệnh do ký sinh trùng gây ra. Tuy nhiên lại lây lan rất nhanh và chủ yếu qua đường miệng. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, đặc biệt nuôi gà thả vườn theo phương thức nuôi tập trung hiện nay. Bệnh làm tăng số gà còi, giảm tốc độ lớn cho toàn đàn, gây chết cao ở gà con, làm giảm sản lượng trứng ở gà đẻ. Trong quá trình chăn nuôi, bà con cần chủ động phòng bệnh cho gà bằng cách áp dụng các biện pháp sau:
- Định kỳ sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB;  
- Phòng bệnh bằng chế phẩm COCCIDYL với liều dùng 1g/ 1 lít nước hoặc 2g/ 1kg thức ăn trong 3 ngày liên tục theo qui trình sau:
+ Gà thịt công nghiệp , dùng lúc gà được từ 10-12 ngày tuổi và 20-22 ngày tuổi
+ Gà thịt nuôi thả, cho dùng từ khi gà được 12-14 ngày tuổi, 28-30 ngày tuổi và 48-50 ngày tuổi
+ Gà giống thì cứ 2-3 tháng cho dùng 1 đợt, mỗi đợt 3 ngày
- Hoặc có thể sử dụng SG.TOLTRACOC 2,5% hòa vào nước cho uống với liều 1ml/1 lít nước uống, sử dụng liên tục trong 2 ngày
- Tăng cường VITAMIN C-SOL, liều 1g/ 2 lít nước uống hoặc ELECTROLYTE-C, liều lượng: 1g/1 lít nước uống để tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi bệnh.
Câu hỏi:
Anh Phạm Văn Giang, Bắc Giang, SĐT: 0969 861 768 đã gọi điện về chương trình và hỏi: Loại thuốc chống nóng tốt cho gà đẻ?
Trả lời:
Theo sự tư vấn của PGS.TS Phạm Ngọc Thạch – Giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội thì: Việc chống nóng cho gà cần phải thực hiện nhiều biện pháp như: chuồng trại đảm bảo thông thoáng, mật độ nuôi vừa phải; chế độ ăn uống, công tác phòng chống dịch bệnh; vệ sinh sát trùng môi trường nuôi và dùng thuốc chống tác động stress cho gà. Đặc biệt trong những ngày nắng nóng anh cần sử dụng các loại thuốc sau: GLUCO-KC; ĐIỆN GIẢI-VITAMIN; VITAMIN ADE, C, B.COMPLEX; thuốc GIẢI ĐỘC GAN THẬN để bổ sung vào nước uống cho gà với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 
Câu hỏi:
 Anh  Hoàng Văn Hùng, Lục Ngạn – Bắc Giang, SĐT: 01696 279 406 hỏi: Gà 4 tháng tuổi, thở khò khè, sau 1-2 tuổi là chết, mổ ra tim và gan to. Đã cho uống thuốc tụ huyết trùng nhưng không đỡ. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?
Trả lời:
Với biểu hiện của gà như anh Hùng mô tả, PGS. TS Phạm Ngọc Thạch cho biết: gà mắc bệnh E.coli ghép CRD. Để điều trị và phòng bệnh cho gà thì anh cần làm như sau:
Thứ nhất về điều trị:
- Để khắc phục bệnh E.coli thì anh có thể dùng 1 trong các loại thuốc như: T.S.C VITA, GENTA-SEPTRYL, AMPICILLIN, NEOMYCIN hoặc TETRACYCLIN với liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất;
- Đồng thời cần điều trị bệnh CRD bằng cách sử dụng chế phẩm FIVE-DOTYLIN hoặc FIVE-SOTYLIN với liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất;
- Bổ sung thêm VITAMIN-C hoặc ELECTROLYTE-C, liều lượng: 1g/1 lít nước uống nhằm tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi bệnh.
Thứ 2 về phòng bệnh:
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máy ấp trứng, dụng cụ chăn nuôi bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE  hoặc  ANTIVIRUS-FMB;
- Giữ chuồng trại thông thoáng, mật độ nuôi vừa phải, giúp giảm nồng độ các khí độc có trong môi trường;
- Cung cấp nước uống sạch sẽ, thức ăn đầy đủ dưỡng chất cho gà.
- Bổ sung VITAMIN ADE và FIVE -B.COMPLEX-C với liều: 1 g/1lít nước uống hoặc bổ sung CHỐNG NÓNG-GIẢI ĐỘC, liều lượng: 1g/2 lít nước uống giúp tăng cường sức đề kháng khi môi trường thay đổi và chống stress.
- Thường xuyên sử dụng kháng sinh để phòng bệnh, anh có thể dùng FIVE-DOTYLIN, FIVE-SOTYLIN và  GENTA-SEPTRYL với liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Câu hỏi:
    Anh Nguyễn Văn Sơn, Kim Động – Hưng Yên, SĐT: 01669 902 808 hỏi: Gà 15 ngày tuổi, bỏ ăn, sốt cao, mù mắt, xù lông, xã cánh, khô chân. Mổ ra thấy gan lấm tấm rỗ, ruột bị đông lai, bóc ra thành cục. Hỏi gà bị bệnh gì, cách khắc phục?
Trả lời:
Với biểu hiện của gà như anh Sơn mô tả, PGS. TS Phạm Ngọc Thạch – Giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chẩn đoán gà đã mắc bệnh đầu đen. Để điều trị bệnh cho gà anh có thể áp dụng 1 trong 2 phác đồ sau:
Phác đồ 1:
-         Bước 1: Tiêm bắp T.AVIBRASIN: 1ml/ 5kg gà 1 lần/ ngày / tiêm 2 – 3 ngày;
-         Bước 2: Cho uống : T. CÚM GIA SÚC: 1,5 – 2g, T. CORYZIN : 1,5 – 2g, SUPER VITAMIN 2g. Cả 3 loại trên  pha vào 1 lít nước cho gà uống liên tục 3-4 ngày đêm.
Phác đồ 2:
-         Bước 1: Tiêm bắp MACAVET 1ml/6-8 kgP/ 1 lần. Sau 48 giờ tiêm mũi thứ 2
-         Bước 2: Cho uống : T. CÚM GIA SÚC: 1,5 – 2g, T. CORYZIN : 1,5, T.Flox-C 1,5g, DOXYVIT THÁI 2g. Cả 4 loại trên  pha vào 1 lít nước cho gà uống liên tục 3-4 ngày đêm.
Để chủ động phòng bệnh cho gà thì anh Sơn và bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, không nuôi chung gà Tây với gà ta và không nuôi nhiều lứa gà trong cùng 1 cơ sở chăn nuôi; không thả gà ra vườn trong những ngày mưa, gió to. Và từ khi gà được 20 ngày tuổi trở lên thì cần định kỳ 7-10 ngày cho gà uống SULFAT ĐỒNG hoặc uống THUỐC TÍM 1 lần theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đồng thời cần phun thuốc khử trùng và cuốc xới sân vườn rồi rắc vôi bột.
Câu hỏi:
Chị  Nguyễn Thị Linh, SĐT: 01256 397 298 có hỏi: Gà 2 tháng tuổi xã cánh, xù lông, khô chân, đi ngoài phân nhớt vàng, gầy nhanh. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Trả lời:
Với biểu hiện của gà như mô tả, chuyên gia của chương trình là PGS – TS Phạm Ngọc Thạch, giảng viên trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết: Gà đã mắc bệnh ký sinh trùng đường máu.
Và đây cũng là kết quả chẩn đoán bệnh cho câu hỏi của anh Nguyễn Sỹ Chuyên, Bắc Ninh, SĐT: 02416 287 582, anh Chuyên có hỏi: Đàn gà 3 tháng tuổi, sốt nóng, thân hồng, mào hơi xanh, ăn uống bình thường, diều có hơi, xã cánh, chân ấm. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất, chị Linh, anh Chuyên và bà con cần thực hiện tốt những công việc sau đây:
 - Hạn chế, tiêu diệt các loại côn trùng quanh khu vực nuôi bằng diệt côn trùng định kỳ 2-3 lần/ tuần;
- Phun thuốc sát trùng định kỳ bằng ULTRAXIDE liều 4 - 6ml/1lít nước. Phun xung quanh toàn bộ trang trại chăn nuôi.
 - Sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng đường máu có thành phần SULFAMONOTHIAZINE liều 1g/2lít nước uống, cho uống trong 5-7 ngày.
 - Đồng thời cần dùng AMILYTE hoặc VITROLYTE liều 1g/2lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung các loại vitamin, điện giải và giải độc. Nhưng trong đó phải có VITAMIN K nhằm chống xuất huyết, uống liên tục đến khi khỏi bệnh.
- Dùng SORAMIN hoặc LIVERCIN  liều 1ml/lít nước uống để tăng cường chức năng gan thận và giải độc. Cho uống liên tục trong suốt quá trình điều trị.
- Dùng ZYMEPRO liều 1g/1lít nước cho uống hoặc PERFECTZYME liều 100g/50kg thức ăn, để bổ sung men sống.
Câu hỏi:
   Chị Nguyễn Thị Bắc, Phổ Yên – Thái Nguyên, SĐT: 01694 278 260 đã gọi điện về chương trình và hỏi: Ngan 1 tuần tuổi bị kêu khẹc khẹc, sau 1-2 ngày thì lăn ra chết. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Trả lời:
 Với biểu hiện của ngan như chị mô tả thì PGS. TS Trương Văn Dung – Nguyên Viện trưởng Viện Thú y thì ngan đã mắc bệnh viêm gan và nhiễm khuẩn kế phát. Biện pháp khắc phục như sau:
- Dùng kháng thể DỊCH TẢ kết hợp với VIÊM GAN VỊT tiêm bắp liều cao cho vịt, mỗi ngày 2 lần và dùng liên tục trong 3 ngày;
- Cho ngan uống thuốc LINCOMYCIN kết hợp với COLISTIN hoặc KANAMYCIN kết hợp với COLISTIN, 1 lần/ ngày trong 3-5 ngày liền với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
- Cho uống chất điện giải GLUCO-C trong 3 ngày liền;
+ Bổ sung SIÊU MEN SACCHARO và VITAMIN ADE vào thức ăn hàng ngày;
+ Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi bằng dung dịch VIRKON hoặc HANIODIN 10%, để diệt mầm bệnh ngoài môi trường.
Câu hỏi:
   Anh Nguyễn Sỹ Tuấn, Nam Sách – Hải Dương, SĐT: 01643 821 898 có hỏi: Ngan 2 tháng tuổi bị rụng lông ở bụng và có đầu lông mới mọc chờm ra, đã bị khoảng 1 tuần nay. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?
Trả lời:
 Theo sự tư vấn của PGS. TS Trương Văn Dung, Nguyên Viện trưởng Viện Thú y  thì đàn ngan của gia đình anh đã bị thiếu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Để khắc phục hiện tượng này thì anh hàng ngày cần bổ sung cho ngan các thức ăn giàu đạm, khoáng chất, bổ sung các chế phẩm VITAMIN ADE, METHY BCOMPLEX và POVIMIX vào thức ăn hàng ngày.
 


Đăng nhận xét