BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (Infectious Bronchitis)

0 nhận xét

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (Infectious Bronchitis)

1. Nguyên nhân
  Gây ra bởi virus thuộc họ Coronaviridae.
  2. Phương thức truyền lây
  - Mọi lứa tuổi của gà đều mắc bệnh nhưng bệnh thường nặng hơn trên gà con.
  - Lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa, phân, dụng cụ chăn nuôi đã nhiễm mầm bệnh.
  3.Triệu chứng: Thời gian nung bệnh từ 18-36 giờ.
  - Ở gà con: ho, hắc hơi, có âm rale, chảy nước mắt nước mũi, gà yếu, ăn ít, thường chụm lại thành từng bầy quanh đèn sưởi, gà bị tiêu chảy. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 100% và tỷ lệ chết là khoảng 30% nhất là những đàn không có kháng thể mẹ truyền.
  - Ở gà đẻ trứng: ho, hắc hơi, chảy nước mắt nước mũi, sản lượng trứng giảm tới khoảng 50% kéo dài trong 6-8 tuần, trứng méo mó, vỏ mỏng hay nhăn gợn sóng. Lòng trắng trứng mất tính nhớt, long đỏ trôi nổi tự do.
  - Gà giò (từ 3-6 tuần tuổi): viêm thận, suy yếu, tiêu chảy có nhiều nước.
  
Hình 4.1: Gà bệnh biểu hiện khó thở, chảy nước mắt, nước mũi
Hình 4.2: Gà bệnh bị tiêu chảy
  4. Bệnh tích
  - Trên cơ quan hô hấp: viêm đường hô hấp, có nhiều chất nhày bên trong khí quản, xoang mũi, túi khí viêm dày đục, tế bào biểu mô bị bong tróc.
  - Cơ quan sinh sản: ống dẩn trứng bị giảm kích thước, giản nở các tuyến nhày, ống dẫn trứng còn bị phù, xơ hóa, những nang trứng chưa chín cũng bị u nang, tế bào trứng rơi vào xoang bụng gây viêm màng bụng, trứng bị méo mó.
  - Cơ quan tiết niệu: Viêm thận kẽ sưng và sung huyết, nhạt màu, ống dẫn tiểu chứa đầy urate, ống thận bị họai tử.
  
Hình 4.3: Khí quản bị viêm, xuất huyết .
Hình 4.4: Thận bị sung huyết, hoại tử (3, 5), thận bị sưng to nhạt màu (4).
Hình 4.5: Phôi gà bị còi cọc so với phôi bình thường và trứng bị méo mó.
Hình 4.6: viêm màng bụng do tế bào trứng rơi vào xoang bụng.
5. Phòng trị
  - Chủ yếu là phòng bệnh bằng vaccin:
  + Vaccin chết: thường dùng cho gà đẻ.
  + Vaccin sống: dùng cho gà con, gà giò.
  - Quản lý chăm sóc đàn tốt, vệ sinh thức ăn, nước uống sạch sẽ tránh nhiễm bẩn.
  - Khi phát hiện gà bị bệnh phải cách ly, đối với gà mái đẻ bị bệnh thì tốt nhất là nên lọai thải chúng.
  - Tiến hành sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, lò ấp trứng…bằng một trong các sản phẩm sau của Công ty Anova như: NOVACIDE, NOVASEPT, NOVADINE.
  - Chuồng trại phải thông thoáng, mát, độ ẩm thích hợp…Những lúc giao mùa, chuyển chuồng, tiêm phòng phải chăm sóc thú tốt để tránh hiện tượng stress. Sử dụng sản phẩm sau để phòng chống stress: NOVA-STRESS với liều 1,5g/ lít nước, dùng khi có dấu hiệu stress và dùng liên tục cho đến khi bình thường.
  - Thường xuyên sử dụng một trong các sản phẩm sau để cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin, tăng sức kháng bệnh:
  + NOVA VITA PLUS: 1g/kg thức ăn, dùng liên tục.
  + NOVA –VITONIC: 1g/ 1,5 kg thức ăn, dùng trong 2 ngày.
  + NOVA-ADE.B COMPLEX: 2g/kg thức ăn, dùng liên tục.
  + NOVAMIX 6 (dùng cho gà con): liều 2,5kg/ tấn thức ăn, trộn cho ăn liên tục.
  + NOVAMIX 7 (dùng cho gà hậu bị): liều 2,5kg/ tấn thức ăn, trộn cho ăn liên tục.
  + NOVAMIX 8 (dùng cho gà thịt): liều 2,5kg/ tấn thức ăn, trộn cho ăn liên tục.
  + NOVAMIX 9 (dùng cho gà đẻ trứng): liều 2,5kg/ tấn thức ăn, trộn cho ăn liên tục.
  + NOVAMIX 10 (dùng cho gà giống): liều 2,5kg/ tấn thức ăn, trộn cho ăn liên tục


Đăng nhận xét