Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà

0 nhận xét
Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gà



NHỮNG ĐIỀU CẦN THIẾT TRONG CHĂN NUÔI GÀ TA CHỌN LỌC THẢ VƯỜN

I. Công tác chuẩn bị chuồng trại trước khi đưa gà vào nuôi:
1 – Chuồng trại:
- Địa điểm xây dựng trại nằm trên khu đất cao ráo bằng phẳng tránh ngập nước và xa khu dân cư, có khí hậu mát mẻ, có nhiều cây xanh càng tốt.
- Hướng chuồng tốt nhất là hướng “Đông Nam – Tây Bắc” tránh ánh nắng trực tiếp khi nóng vào mùa hè, mùa thu. Tránh gió lùa vào mùa đông.
- Kiểu chuồng nên làm vừa chuồng sàn vừa chuồng nền, có sân vườn cho gà sinh hoạt là tốt nhất.
2 – Công tác vệ sinh chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi
- Chuồng nuôi thực hiện phương thức “Vào cùng lúc – Ra cùng lúc” để thuận tiện cho việc xuất bán và công tác sát trùng tiêu độc chuồng nuôi.
- Đem tất cả các máng ăn, máng uống ra ngoài rửa sạch bằng xà phòng sau đó rửa sạch lại bằng nước lã.
- Pha thuốc sát trùng Formol tỉ lệ 2% trong chậu lớn, rồi đem nhúng dụng cụ bao gồm máng ăn, máng uống trong nước sát trùng rồi sau đó cũng rửa sạch lại bằng nước lã.
- Trước khi nhập gà vào và sau khi xuất gà đi phải vệ sinh tiêu độc sát trùng thật kỹ bằng các loại thuốc sát trùng nhằm tiêu diệt mầm bệnh. Khi phun sát trùng cần dọn sạch phân gà, chất độn chuồng rồi sau đó phun. Phun trong chuồng (phun lần lượt từ nóc nhà xuống hai bên bạt, tường, sàn, nền và các dụng cụ bên trong chuồng nuôi,..), phun bên ngoài chuồng, vườn, cũng có thể dùng vôi rắt xung quanh vườn. Lối ra vào phải có hố sát trùng. Và phải có áo quần, ủng, dép…, chuyên dùng đi trong chuồng nuôi.
                                             HÌNH ẢNH CHUỒNG TRẠI                                                                                    
DỤNG CỤ CHĂN NUÔI             
                                           
                                                             
II. Lựa chọn nhà sản xuất con giống:
1 - Việc lựa chọn con giống nuôi thịt để đạt hiệu quả kinh tế cao cần dựa vào các đặc điểm sau:
      - Hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất và phân phối con giống (giống gà hướng thịt) trên thị trường. Nhưng để đạt hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao nhất và gắn bó lâu dài trong chăn nuôi. Chúng ta cần phải hiểu biết một số vấn đề sau: trước khi quyết định đưa gà vào nuôi.
      - Nhà sản xuất và phân phối con giống phải có chất lượng có uy tín trên thị trường (giống gà ta, gà ta chọn lọcgà ta cao sản,…) do công ty chúng tôi qua nhiều năm nghiên cứu và lai tạo được sản xuất tại Bình Định. Là giống gà dễ nuôi, có sức đề kháng cao, phù hợp với mọi điều kiện tự nhiên, mau lớn, có chỉ số tiêu tốn thức ăn thấp, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng hiện nay và được Bộ nông nghiệp bình chọn là con giống tốt (đặc trưng giống gà ta tỉnh Bình Định).
2 - Gà bố mẹ phải được sản xuất từ gà cụ kỵ ông bà sạch bệnh, được làm vacxin chủng ngừa bệnh đầy đủ theo đúng quy trình kỹ thuật được Chi cục thú y địa phương và Phòng dịch tễ xét nghiệm huyết thanh cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
III. Chăm sóc và nuôi dưỡng:
1. Phương pháp úm gà con: Có 2 phương pháp úm gà con “Úm bằng lồng hoặc Úm trên nền chuồng”
- Úm gà trên lồng: Úm gà trên lồng đạt tỷ lệ sống của gà con cao hơn. Lồng úm dài 2m, rộng 1m và cao 0,9m (kể cả chân đáy chuồng cao 0,4m), lồng này thường được úm cho 100 con gà. Đáy lồng làm bằng lưới sắt ô vuông 1cm, xung quanh chuồng có thể dùng nẹp tre, gỗ hoặc lưới mắt cáo để che. Che chuồng cho ấm bằng bao tải, tấm bạc hoặc bìa cát tông. Lồng úm phải được vệ sinh sạch sẽ, phơi nắng 1 – 2 ngày sau đó phun Formol 2%. Lót sàn lồng úm bằng giấy (giấy báo là tốt nhất, trong 3 ngày đầu, hàng ngày thay giấy để giữ cho gà ấm, tránh bị ẩm ướt dơ bẩn).
2. Quây úm gà con:
- Mỗi quây úm gà con có đường kính 3m úm được 500 con gà con (và sau đó nới quây rộng dần theo mật độ nuôi, ngày tuổi gà sao cho phù hợp).
- Dùng các tấm cót hoặc tôn chắp lại để làm quây úm.
- Chiều cao của quây úm: Cao từ 50cm – 60cm là tốt nhất.
- Chất độn chuồng (trấu, mùn cưa) đã sát trùng, trải dày 5 – 10cm.
- Mỗi quây úm treo 3 bóng điện, có chụp úm trên bóng điện 200W. Treo theo hình tam giác và chiều cao bóng điện cao hơn đầu gà con 15cm.
- Mỗi quây úm cần có 8 máng ăn của gà con đường kính 40cm và 8 máng uống loại 1,5 đến 2 lít nước: được lắp đặt xen kẽ lẫn nhau trong vòng tròn của quây úm.
- Trong thời gian úm gà cần quan sát gà nhất là lúc lạnh nhất vào khoảng thời gian 24h đêm đến 5h sáng, thường thường trong khoảng thời gian này trong quây úm gà thiếu nhiệt nên che đậy trên quây úm kín hơn để đủ nhiệt độ cho gà con, vào lúc buổi trưa hoặc trời nắng nóng oai bức trong quây úm thường thừa nhiệt ta nên vén hở bạc che trên quây úm hoặc tắt bớt bóng điện.
- Treo nhiệt kế khoảng giữa 2 bóng đèn và cao hơn đầu gà con từ 2 – 3cm là phù hợp.
HÌNH QUÂY ÚM
          
3. Nhiệt độ phù hợp cho gà con trong giai đoạn úm:
- Từ 1 - 5 ngày tuổi      :   33 - 350C
- Từ 6 - 10 ngày tuổi    :   31 - 330C
- Từ 11 - 15 ngày tuổi  :   29 - 310C
- Từ 16 - 20 ngày tuổi  :   28 - 300C
- Từ 21 - 35 ngày tuổi  :   27 - 290C
- Trên 35 ngày tuổi theo nhiệt độ môi trường tự nhiên.
- Đối với chăn nuôi gà ta trong giai đoạn trên 30 ngày tuổi đến khi xuất chuồng nên cho gà ra sân chơi có nhiều bóng cây xanh trong vườn là tốt nhất, nhằm cho gà hoạt động đi lại để tạo chân và da vàng, lông mượt, ngoại hình thon gọn và đẹp.
4. Độ thông thoáng:
- Chuồng trại phải luôn khô ráo để đảm bảo khí oxy cho gà phát triển, không nên giữ ấm gà bằng cách hạn chế thông thoáng, chuồng nuôi quá chật hẹp, mật độ nuôi quá cao, nồng độ Amoniac (NH3) quá mức cho phép.
- Tránh gió lùa trực tiếp vào đàn gà trong giai đoạn này.
5. Ánh sáng:
- Trong 2 tuần đầu gà con cần được chiếu sáng liên tục 24h trong ngày, vừa để điều chỉnh nhiệt độ, đảm bảo ánh sáng, có tác dụng chống chuột, mèo và giúp gà con ăn uống được.
- Đèn chiếu sáng đến giai đoạn trên 21 ngày tuổi 15W/20m2 nếu cường độ ánh sáng cao sẽ gây stress (sợ, quáng) cho gà, làm gà hoạt động nhiều dẫn đến giảm tăng trọng.
- Ánh sáng cần phải được phân bố đều trong chuồng với các đèn chiếu sáng cùng công suất để tránh cho gà thích tụm lại nơi ánh sáng mạnh hơn gây không tốt cho đàn gà.
6. Nước uống cho gà con:
- Sau khi nhập gà về, không nên để gà nằm trong thùng quá lâu, cho gà nghỉ ngơi 10 – 20 phút rồi cho uống nước (pha 100g đường Glucose với 5g VitaminC/10 lít nước để bổ sung năng lượng và giải stress cho gà). Nước uống phải sạch và mát, cho uống trước khi ăn, sau khi cho gà ăn cần hòa kháng sinh (thuốc úm Ampi – Coli 1g/lít nước hoặc Enrofloxacin 1ml/lít nước). Thời gian uống là 8 - 10h trong ngày, thời gian còn lại cho uống VitaminC + VitaminADE nâng sức đề kháng cho gà.
- Nếu cần thiết ta nên bổ sung thêm Vitanim nhóm B (Bcomlex C) cho gà trong tuần đầu.
7. Thức ăn cho gà con:
- Sau khi gà uống nước từ 6 - 8h thì cho ăn, thức ăn bằng bột gạo hoặc ngô say mịn, thời gian cho gà ăn 1 ngày tuổi đầu, sau đó cho ăn thức ăn hỗn hợp, ăn nhiều lần trong ngày (6 - 8 lần/ngày trong tuần đầu) và 4 – 5 lần/ ngày trong tuần kế tiếp.
IV. Phòng ngừa dịch bệnh:
1. Đường lây truyền bệnh:
- Tình hình chăn nuôi gà như hiện nay thì việc “Phòng ngừa dịch bệnh”  là khâu thiết yếu nhất.
- Để việc phòng ngừa đạt hiệu quả cao thì cần phải hiểu các nguyên lý sau:
+ Con đường lây truyền bệnh gián tiếp qua không khí, gió, dụng cụ, phương tiện lao động bị nhiễm virut gây bệnh, hoặc do các loài chim, thú mang bệnh lây sang.
+ Con đường lây truyền bệnh trực tiếp từ con bị bệnh qua con khác trong cùng chuồng.
ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN NHIỄM BỆNH:
2. Cách ly để hạn chế lây lan dịch bệnh:
- Xa khu dân cư.
- Không nên cho người lạ ra vào thăm trại tùy tiện. Công nhân phải trang bị đồ lao động riêng biệt không nên dùng chung đồ lao động cho nhiều trại.
- Không nên nuôi gà chung với các vật nuôi khác.
- Thường xuyên loại thải những con gà ốm yếu, còi cọc ra khỏi đàn và có khu nuôi cách ly riêng biệt (hoặc thiêu hủy khi cần thiết).
3. Quản lý dịch bệnh:
- Nên theo dõi những biểu hiện bất thường của đàn gà như: kén ăn, uống nước ít, mắt buồn, mắt méo, lông xù, phân ướt hoặc có màu sắc khác thường, gà hay tụ tập thành từng đám. Khi đó ta nên tham mưu với đội ngũ kỹ thuật chăn nuôi để có hướng giải quyết kịp thời.
- Định kỳ phun sát trùng chuồng trại. Thông thường 7 ngày chúng ta phun 1 lần vào lúc trời mát (sáng sớm hoặc chiều mát). Nếu nằm trong vùng dịch thì phun 2lần/tuần.
- Thu gom xác gà chết đem chôn lấp vào hố có vôi hoặc thuốc tiêu độc sát trùng để đảm bảo an toàn dịch trong chăn nuôi.
4. Lập sổ ghi chép số liệu:


BNG THEO DÕI HÀNG NGÀY ĐÀN GÀ THT
Thứ
Ngày
SỐ GÀ HAO HỤT
SL CON
THỨC ĂN
TL. (gam)
Độ đồng đều %
GHI CHÚ
AL
DL
MÁI
CỒ
MÁI
CỒ
KG
G/C/N
Bopdywiegh
Uniform %





















































































TC































































































TC































































































TC































































































TC












         
LCH THEO DÕI THUC VÀ VACCINE HÀNG NGÀY

Thứ
NGÀY
SÁNG
CHIỀU
Tối
AL
DL
Tên thuốc
Liều lượng
Tên thuốc
Liều lượng
Tên thuốc
Liều lượng
2








3








4








5








6








7








CN








2








3








4








5








6








7








CN








2








3








4








5








6








7








CN








2








3








4








5








6








7








CN








 Nguồn:Sưa tầm


Đăng nhận xét