BỆNH DO SALMONELLA (Salmonellosis): Trên gia cầm vi khuẩn Salmonella

0 nhận xét

BỆNH DO SALMONELLA (Salmonellosis): Trên gia cầm vi khuẩn Salmonella

gây 3 thể bệnh: Bệnh thương hàn, phó thương hàn và bệnh bạch lỵ
  1. Bệnh thương hàn gà: bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi 4 tuần sau khi nở
  1.1. Nguyên nhân: Do vi khuẩn Salmonella gallinarum gây ra.
  1.2. Phương thức truyền lây
  
- Lây lan qua đường tiêu hóa như thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh.
  - Lây nhiễm do nhốt chung gà bệnh.
  - Lây nhiễm qua trứng do gà mẹ nhiễm bệnh, vi trùng từ buồng trứng xâm nhập vào phôi.
  - Quan trọng nhất là lây nhiễm qua phân chứa mầm bệnh.
  7.1.3. Triệu chứng:
  - Bệnh ở gà con: Do trứng bị nhiễm vi trùng thường hàn nên khi sanh gà con ốm yếu, ủ rũ, mắt lim dim, kêu liên hồi, không ăn, tụ tập gần đèn sưởi ấm. Phần lớn gà bị sốt cao, tiêu chảy lúc đầu loãng thối vàng sau tiêu chảy trắng bạch. Phân dính bết vào hậu môn làm tắt hậu môn, không đi tiểu được, bụng to dần rồi chết (thường chết vào ngày tuổi thứ 4- 5).
  - Bệnh ở gà lớn: thường ở thể mãn tính, gà suy nhược, mào yếm nhợt nhạt, tiêu chảy thường xuyên phân màu xanh lục, một số bụng gà mái to, giảm đẻ trứng. Vỏ trứng xù xì, dính máu ở vỏ hay trong lòng đỏ.
  
Hình 1: Gà con bị bệnh yếu, phân dính bết vào hậu môn do tiêu chảy kéo dài.

  1.4. B  ệnh tích: 
  * Gà con 
  - Gan, lách sưng to có nhiều điểm hoại tử trắng lấm tấm như đinh ghim.
  - Phổi, tim, thành dạ dày, cơ màng bụng cũng có nhiều điểm hoại tử trắng xám nhạt.
  - Màng ngoài tim dày đục chứa nhiều dịch rĩ vàng.
  - Ruột viêm có các mảng trắng trên niêm mạc ruột, viêm khớp, lách sưng to, thận sung huyết đỏ. Dạ dày thức ăn bị cô động lại màu vàng.
  * Gà lớn
  - Da sậm màu gầy cồm (do bại huyết), gan sưng có hoại tử màu trắng xám và vàng nhạt, túi mật to, ruột viêm đỏ, loét rộng.
  - Viêm phúc mạc, viêm cơ tim, màng tim có fibsin, dịch hòan có nốt hoại tử và có thể bị teo.
  - Viêm buồng trứng, ống dẫn trứng, nang trứng méo mó dị hình và dễ vỡ ở ống dẫn trứng làm tắt ống dẫn trứng và tích lại bên trong xoang bụng chứa nhiều nước làm bụng xệ. Lòng đỏ trứng lưu lại ở gà con mới nở chết.
Hình 2: Viêm phúc mạc, viêm cơ tim, màng tim có Fibrin.

  
Hình 3: Viêm ruột có các mảng trắng trên niêm mạc ruột.

  
Hình 4: Lòng đỏ trứng lưu lại ở gà con mới nở chết.

  
Hình 5: Nang trứng phát triển bất thường bên trong buồng trứng.

  2. Bệnh Phó Thương Hàn (Paratypoid Infections)
  2.1 Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn Salmonella typhimurium
  2.2 Phương thức truyền lây
  Bệnh lây truyền qua lớp vỏ trứng bị nhiễm bẩn, trứng nhiễm sẽ vào phôi thai hoặc nhiễm từ cơ thể gà mái mang trùng vào buồng trứng. Nhiễm từ thức ăn, nước uống, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm mầm bệnh. Lây trực tiếp do tiếp xúc giữa gà bệnh và gà khỏe.
  2.3. Triệu chứng: 
  - Gà con từ 1-10 ngày tuổi rất nhạy cảm với bệnh này. Gà con yếu ớt, lông xù, bỏ ăn đứng tụ thành nhóm riêng, gầy còm, viêm khớp.
  -Ở gà lớn: triệu chứng không rõ ràng, chỉ biểu hiện khi thời tiết thay đổi, chuyển đàn, đổi thức ăn hoặc tiêm phòng dẫn đến gà giảm đẻ, tỷ lệ nở thấp.
  2.4. Bệnh tích: 
  - Trong 4 ngày đầu không rõ bệnh tích. Từ ngà thứ 5 –10 gan, lách có điểm hoại tử trắng lấm tấm. Khớp sưng đỏ hoặc có mủ trắng.
Hình 6: Viêm khớp sưng đỏ, có mủ.
Hình 7: Gan có điểm hoại tử trắng lấm
3. Bệnh Bạch Lỵ (Bệnh tiêu chảy phân trắng trên gia cầm)
  Bệnh thường xuyên xảy ra trên giai đoạn 3 tuần tuổi:
  3.1. Nguyên nhân: Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Salmonella pullorum
  3.2. Phương thức truyền lây:
  - Lây nhiễm qua trứng do gà mẹ bị nhiễm bệnh, lây qua lòng đỏ trứng.
  - Lây do tiếp xúc trực tiếp, thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, dụng cụ chăn nuôi, lò ấp trứng, phân nhiễm bệnh.
3.3. Triệu chứng:
  - Khi trứng còn trong lò ấp: phôi thường chết vào ngày thứ 18,19 hoặc chết ngay lúc mới nở ra.
  - Ở gà con thường chết vào ngày thứ 4-5 và sau ngày thứ 8 tỷ lệ chết giảm dần.
  + Gà bệnh ủ rũ, bỏ ăn, tụ lại thành từng đám, tiêu chảy phân trắng bạch.
  + Ở ngày tuổi thứ 15-20 gà nhiễm bệnh thể hiện một số triệu chứng thần kinh, viêm khớp.
  - Ở gà lớn: Gà giảm đẻ trứng, mào tái, có khi tiêu chảy.
  
Hình 8: Gà con bị bệnh xã cách, viêm khớp và có triệu chứng thần kinh
3.4. Bệnh tích:
  - Gà chết sau khi nở một ngày: gan, phổi, sung huyết đỏ bầm.
  - Gà chết lúc 4-8 ngày tuổi: Gan và lách có nhiều điểm hoại tử lấm tấm. Tim và phổi có điểm hoại tử trắng xám, viêm cơ tim, lòng đỏ không tiêu.
Hình 9: Gan có những điểm hoại tử lấm tấm
Hình 10: Tim gà con có những bướu nhỏ màu trắng và viêm cơ tim
- Lách sưng to, thận sung huyết đỏ, đường niệu urat màu trắng.
Thức ăn ở đọan cuối ruột không tiêu, bị cô đặc và thành ruột sưng to dày lên. Màng phúc mạc đôi khi bị viêm đỏ.
+ Ở gà lớn: Trứng non méo mó, buồng trứng teo lại chuyển màu sắc từ hồng sang trắng. Ở gà trống: Dịch hoàn viêm lúc đầu đỏ sau hoại tử trắng.
Hình 11: Phổi sưng to có những điểm hoại tử trắng
Hình 12: Thành ruột sưng to dày lên.
  


Đăng nhận xét