BỆNH CÚM GIA CẦM

0 nhận xét

BỆNH CÚM GIA CẦM

  Cúm gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính, được xếp vào nhóm A là nhóm bệnh lây lan rất nhanh, rất rộng và gây thiệt hại nghiêm trọng nhất. Vào các tháng cuối năm 2003, tại khu vực châu Á, trước khi dịch xuất hiện tại Việt nam, Nhật Bản và Nam Triều Tiên là hai quốc gia công bố dịch đầu tiên, kế đến dịch xuất hiện tại Thái Lan, Việt Nam. Hiện nay Indonesia, Đài Loan, Campuchia, Lào, Pakistan và cả Trung Quốc cũng công bố dịch. Theo thông báo của Cục Thú Y, hiện nay dịch cúm gà đã xuất hiện trên nhiều tỉnh thành của nước ta làm chết nhiều gia cầm, thủy cầm và dịch cúm gà đang có xu hướng lây lan ra nhiều địa phương khác.
  1.1.    Nguyên nhân gây bệnh
  Mầm bệnh do một loại virus có tên Avian influenza virus, thuộc họ Orthomyxoviridae, giống Influenza virus type A, thuộc nhóm ARN, có vỏ bọc bằng lipid. Trên vỏ bọc có hai loại kháng nguyên bề mặt là kháng nguyên H và kháng nguyên N. Kháng nguyên H có 16 subtype đánh số thứ tự từ H1 đến H16 và kháng nguyên N có 9 subtype được đánh số thứ tự từ N1 đến N9. Tuỳ theo chủng virus gây bệnh, ký hiệu của subtype H và N được chỉ định cho chủng virus đó. Thí dụ chủng H5N2 gây dịch cúm gà tại Hồng Kông năm 1997, H7N7  gây dịch cúm gà ở Hà Lan năm 2003. Ở Việt Nam hiện nay đã xác định chủng gây bệnh là H5N1.
  1.2. Sức đề kháng của virus
  Virus gây bệnh cúm gà có sức đề kháng tương đối yếu trong điều kiện nhiệt độ cao và độ pH mạnh. Virus dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt độ 560 C trong 3 giờ và ở 600C trong 30 phút hay trong môi trường không đẳng trương hoặc khô ráo. Do được bọc bởi lớp vỏ lipid, virus dễ dàng bị tiêu diệt bởi các chất tẩy và các loại thuốc sát trùng. Trong điều kiện môi trường có nhiều chất hữu cơ, virus chỉ bị tiêu diệt bởi thuốc sát trùng thuộc nhóm aldehyde như formol, glutaraldehyde hoặc nhóm Iodine complex. Do đó nhóm thuốc này rất thích hợp cho việc tiêu độc, sát trùng chuồng trại lúc đang có dịch hoặc sát trùng định kỳ lúc có gia cầm, thủy cầm trong chuồng trại để phòng ngừa sự lây lan của bệnh từ nơi khác xâm nhập. Các loại thuốc sát trùng khác cũng có tác dụng diệt virus hữu hiệu với điều kiện phải tẩy uế cho sạch các chất hữu cơ như phân, chất độn chuồng trước khi phun thuốc, các chất này bao gồm phenol, quartenary ammonium, sodium hypochloride, acid loãng và hydroxylamin (Franklin và Laver, 1963).
  Virus có thể tồn tại trong môi trường nhiệt độ thấp và trong phân tối thiểu là 3 tháng. Trong nguồn nước virus có thể tồn tại khoảng 4 ngày ở nhiệt độ 220C và trên 30 ngày ở 00C. Đối với chủng virus độc lực cao, nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ cần 1g phân từ gà bệnh có thể chứa đủ lượng virus để gây nhiễm một triệu gà (WHO, 2003).
  1.3.    Sự lây lan
  Cho đến nay virus đã gây nhiều trận dịch lớn trên nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam đây là lần đầu tiên bệnh xuất hiện và được công bố dịch. Động vật cảm thụ  đối với bệnh cúm gà bao gồm gia cầm, thuỷ cầm, đà điểu, các loài chim, trong đó gia cầm nhạy cảm với bệnh nhất. Người và một số loài động vật có vú cũng có thể mắc bệnh. Do các loài chim cũng nhạy cảm với bệnh, do đó ngoài sự lây lan do vận chuyển gia cầm, thuỷ cầm và các sản phẩm liên quan, chim hoang được coi là nguy cơ làm tăng nhanh sự lây lan của bệnh từ vùng này sang vùng khác.
  Sau khi xâm nhập qua đường hô hấp hoặc tiêu hoá, virus nhân lên rất nhanh và xuất hiện trong các chất tiết đường hô hấp như nước mắt, nước mũi hoặc nước bọt, từ đó xâm nhập vào các con còn lại trong đàn. Vì vậy chỉ cần một con mắc bệnh, các con khác sẽ bị lây bệnh rất nhanh. Thời gian nung bệnh tùy thuộc vào độc lực của chủng gây bệnh. Đối với chủng độc lực cao như  H5 hoặc H7, thời gian nung bệnh thường rất ngắn, trung bình khoảng 3-14 ngày.
  Giữa các đàn, sự lây lan thường do vận chuyển, bán chạy gia cầm mắc bệnh. Phân, chất độn chuồng, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, sự xâm nhập của chim vào chuồng tại được coi là nguồn lây nhiễm nghiêm trọng.
  Tại nước ta, theo Thông báo của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, ổ dịch cúm gà đầu tiên được phát hiện vào tháng 7 năm 2003. Ngành Thú y đã có nhiều nổ lực để dâp dịch nhưng cho đến nay (cuối tháng1/2004) bệnh đã được công bố xảy ra trên 40 tỉnh thành của cả nước, chứng tỏ sự lây lan của bệnh rất nhanh.
  Bệnh có khả năng lây sang người, cho đến thời điểm cuối tháng 1 năm 2004 tại nước ta đã có trên 60 ca nghi nhiễm bệnh cúm A trên người đã được ghi nhận, trong đó một vài ca đã cho kết quả dương tính với chủng H5N1.
  Theo nhiều tài liệu, Virus gây dịch cúm gà có cấu trúc không ổn định  với 8 mảnh ARN, nếu nhiễm cùng lúc với virus gây cúm A trên người có thể sẽ tái tổ hợp với virus gây cúm A trên người thành chủng virus gây bệnh cho người ( Perdue, 2000). Đồng thời, cho đến nay chưa có bằng chứng nào về việc lây truyền bệnh từ người qua người.
  1.4.    Triệu chứng bệnh
  Bệnh có 2 thể: Thể bệnh nhẹ (LPAI) gia cầm thuỷ cầm chỉ xuất hiện triệu chứng xù lông, giảm ăn uống, giảm sản lượng trứng. Thể bệnh nặng (HPAI) có tốc độ lây lan rất nhanh. Ở nước ta đã xác định chủng virus gây bệnh là H5N1. Chủng này thường gây thể  bệnh rất nặng trên gia cầm, các triệu chứng xuất hiện thường tập trung trên đường hô hấp, mắt, hệ tim mạch và thần kinh do virus xâm nhập và tấn công gây tổn thương nặng các hệ thống kể trên. Trên một cá thể, các triệu chứng thay đổi tùy thuộc vào các cơ quan bị tổn thương nhiều hay ít, tuy nhiên trong một đàn gia cầm mắc bệnh có thể quan sát thấy các triệu chứng sau đây:
  -    Một số con chết nhanh trước khi có triệu chứng xuất hiện.
  -    Cả đàn gia cầm giảm sự linh hoạt, giảm ăn, giảm uống.
  -    Gia cầm đẻ có dấu hiệu giảm tỷ lệ đẻ, trứng bị mỏng vỏ.
  -    Hắt hơi, ho, khó thở, có âm khò khè lúc thở, một số con há miệng để thở.
  -    Mắt sưng phù, chảy nước mắt.
  -    Sau 3 ngày mắc bệnh một số con còn sống sẽ xuất hiện các triệu chứng thần kinh như quẹo cổ, liệt chân, sệ cánh hoặc đi xoay vòng. Tỷ lệ mắc bệnh trong đàn có thể lên đến 100%, tỷ lệ chết trên một số đàn có thể lên đến 100%.
  1.5.    Bệnh tích: Xác chết của gia cầm và thủy cầm có các biểu hiện sau đây:
  - Đầu mặt cổ sưng phù.
  - Phù thủng quanh hóc mắt.
  - Mào, tích bị tụ máu có màu xanh tím.
  - Dạ dày cơ, dạ dày tuyến, cơ tim, cơ ngực, túi Fabricius xuất huyết.
  - Phổi sung huyết, một vài nơi có xuất huyết.
  -    Gan, thận, lách, tuyến tụy có những điểm hoại tử.
  
Hình 1.1: Xuất huyết dạ dày tuyến và dạy dày cơ.
Hình 1.2: Mào tích tụ máu, phù thủng mắt, đầu mặt cổ sưng phù
Hình 1.3: Tim xuất huyết có những điểm hoại tử.
  
Hình 1.4: Khí quản sung huyết, xuất huyết.
Hình 1.5: Sung huyết, xuất huyết màng treo và niêm mạc ruột
Hình 1.6: xuất huyết hoại tử ruột.
1.6. Kiểm soát dịch cúm gà
  Ở vùng có dịch
  Nên tiêu diệt tất cả gia cầm, thủy cầm bao gồm: gà, vịt, gà tây, cút, ngỗng … bằng cách giết chết, sau đó chôn sâu hoặc đốt. Đốt bỏ tất cả chất độn chuồng, phân trên đàn có bệnh. Các vật dụng chăn nuôi, chuồng trại, phương tiện vận chuyển, quần áo lao động phải được tẩy uế và sát trùng cẩn thận. Do điều kiện tẩy uế khó khăn lúc dập dịch, cần chọn thuốc sát trùng nhóm aldehyde như glutaraldehyde hoặc glutaraldehyde kết hợp với ammonium chloride hoặc Iodine, cần đảm bảo việc pha thuốc đúng nồng độ hướng dẫn và phun thuốc đủ ướt (1 lít thuốc đã pha loãng cho 3m2 bề mặt chuồng trại hoặc phương tiện vận chuyển. Không nên tự ý giết mổ và tiêu thụ gia cầm mắc bệnh. Người tham gia chống dịch phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ như mũ, áo, quần, ủng, mặt nạ che mũi, kiếng che mắt, găng tay …Không tự ý nuôi gà, vịt trở lại trước khi có sự cho phép của ngành Thú Y.
  Ở các vùng chưa có dịch
  Không tiếp xúc hoặc cho nhập vào trại gia cầm, thủy cầm và các sản phẩm có liên quan từ vùng có dịch, nên thực hiện nghiêm ngặt việc sát trùng định kỳ chuồng trại. Hạn chế tối đa khách thăm viếng, tăng cường vệ sinh nước uống và tăng cường sức kháng bệnh cho gia cầm, thuỷ cầm bằng các loại vitamin, đặc biệt lưu ý vitamin C, các chất điện giải theo quy trình phòng chống bệnh bằng các sản phẩm của Công ty ANOVA, tránh tối đa các stress cho gia cầm, thủy cầm. Đồng thời hạn chế sự xâm nhập của chim vào chuồng trại bằng cách dùng lưới vây các cửa và khe hở.
  Hiện nay, đã có vaccin phòng bệnh cúm gia cầm chủng H5N1, vaccin này đã được sử dụng tại một số nước Italia, Mexico, … Tuy nhiên trong các trận dịch cúm gần đây tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các nước này cho đến nay chưa có chủ trường dùng vaccin như là một trong những biện pháp dập dịch.
  1.7. Hướng dẫn phòng chống dịch cúm gia cầm
  Để ngăn chặn hữu hiệu dịch Bệnh Cúm Trên Gia Cầm, người chăn nuôi cần áp dụng quy trình sử dụng thuốc như sau:
  1.7.1. ĐỐI VỚI NHỮNG KHU VỰC, TRANG TRẠI CHƯA CÓ DỊCH: 
  a. Tăng cường việc sát trùng chuồng trại. Chọn 1 trong 3 chế phẩm sau đây:
                                                                                                                     
THUỐC SÁT    TRÙNG
NOVACIDE
NOVASEPT
NOVADINE
Sát trùng chuồng trại
      (có gia súc trong chuồng)
3,5 ml/ lít nước
4 ml/ lít nước
2ml/ lít nước
Sát trùng dụng cụ, xe chở gia    súc, nhà giết mổ, lò ấp trứng
2ml/ lít nước
2,5ml/ lít nước
1ml/ lít nước
Tiêu độc xác chết, hố sát    trùng
10ml/ lít nước
10ml/ lít nước
3ml/ lít nước
Liệu trình phun thuốc
3 ngày/ 1 lần
3 ngày/ 1 lần
3 ngày/ 1 lần
Lượng thuốc phun khi pha    loãng
1 lít thuốc pha loãng cho    2,5-3m2 bề mặt nền, vách chuồng
1 lít thuốc pha loãng cho    2,5-3m2 bề mặt nền, vách chuồng
1 lít thuốc pha loãng cho    2,5-3m2 bề mặt nền, vách chuồng
b. Tăng cường sức đề kháng cho gia cầm:
  Sử dụng một trong các chế phẩm sau đây của Công ty ANOVA chúng tôi: Dùng NOVA-C PLUS hoặc NOVA-C COMPLEX với liều 2g/ lít nước kết hợp với NOVA-AMINOLYTES hoặc NOVA-DEXTROLYTES hoặc NOVA-ELECTROVIT với liều 2g/ lít nước.
  c. Sử dụng kháng sinh phòng chống bệnh đường hô hấp và ngăn chặn sự phụ nhiễm vi trùng:
  Sử dụng một trong các chế phẩm sau:
  - NOVA-ANTI CRD: Liều dùng: 1 g/ lít nước hoặc 2g/ kg thức ăn, trong 3 ngày.
  - NOVA-CRD STOP:  Liều dùng:
  Gà, vịt, cút con:   Phòng bệnh:  1 g/ lít nước hoặc 2 g/ kg thức ăn, trong 3 ngày.
  Gà, vịt, cút lớn:    Phòng bệnh:  1 g/ 1,5 lít nước hoặc 1,5 g/ kg thức ăn, trong 3 ngày.
  - NOVA-CRD:  Liều dùng   1 g/ lít nước hoặc 2 g/ kg thức ăn, trong 3 ngày.
  - NOVA-DOXINE: liều 1 g/2 lít nước hoặc 1 g/ kg thức ăn, trong 3 ngày.
  - NOVA LINCO-S: 1,5 g/ lít nước hoặc 3 g/ kg thức ăn, trong 3 ngày.
  - NOVA-TRIMEDOX: 1 g/2 lít nước hoặc 1 g/ kg thức ăn, trong 3 ngày.
  - NOVA FLOX 20%: 1ml/ 4 lít nước uống họăc 1 ml/ 40 kg thể trọng, trong 3 ngày.
  - NOVA ENRO 10%: 1ml/ 2 lít nước uống họăc 1 ml/ 20 kg thể trọng, trong 3 ngày.
  1.7.2. ĐỐI VỚI NHỮNG KHU VỰC, TRANG TRẠI CÓ DỊCH 
  Ngay sau khi tiêu diệt toàn bộ gia cầm, thủy cầm. Cần dọn sạch phân, chất độn chuồng và tiến hành sát trùng chuồng trại bằng các sản phẩm trên với liều 10ml/ lít nước. Phun thuốc toàn bộ bề mặt chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng trại. Các dụng cụ chăn nuôi đều phải rửa sạch và ngâm trong dung dịch thuốc sát trùng đã pha loãng trong một giờ, sau đó phơi khô ngoài ánh sáng mặt trời. Các loại phân, chất độn chuồng, chất phế thải, thức ăn dư thừa đều phải thiêu hủy hết.


Đăng nhận xét